-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kỹ thuật ủ chua cỏ cho bò
Tuesday,
11/04/2023
Đăng bởi Thanh Vân
Cỏ khi ủ thì được lên men vi sinh tự nhiên hoặc sử dụng gói men vi sinh chuyên dùng ủ cỏ để ủ, sau ủ cỏ có vị chua nên ủ cỏ còn được gọi là ủ chua cỏ.
VÌ SAO PHẢI Ủ CHUA CỎ CHO TRÂU BÒ ĂN?
Nguồn cỏ tươi cho trâu bò ăn phụ thuộc nhiều vào mùa, trong mùa cỏ, cần chuẩn bị các phương án dự trữ thức ăn cho gia súc như phơi khô cỏ, nghiền cỏ thành bột khô hoặc ủ cỏ lên men để giữ được lâu.
Một số loại cỏ có thân cứng, vị nhạt gia súc không yêu thích ăn, việc ủ cỏ làm cỏ mềm, vị đậm, mùi thơm trâu bò yêu thích ăn hơn là dùng trực tiếp hoặc phơi khô.
Việc ủ cỏ tận dụng được nhiều loại làm thức ăn cho trâu bò như thân cỏ voi già, thân cây lúa, ngô đã thu hoạch bắp, thân cây đậu, các loại cỏ hoang như cỏ ranh, lau, sậy, de, cỏ rác… đều có thể được chế biến thành món ăn yêu thích của trâu bò
Cây ngô
KỸ THUẬT Ủ CHUA CỎ KHÔNG CẦN MEN VI SINH
Chuẩn bị
Cỏ voi (hoặc tận dụng thân cây lúa, ngô đã thu hoạch bắp, thân cây đậu, các loại cỏ hoang như cỏ ranh, lau, sậy, de, cỏ rác…): 120 kg. Rỉ mật: 3 lít. Cám gạo/Cám ngô: 1 - 2 kg. Muối ăn: 1 kg. Túi ủ chua: 3 - 4 chiếc.
Cỏ lau
Tiến hành ủ cỏ
Bước 1: xử lý nguyên liệu
Tiến hành băm nhỏ cỏ khoảng 1cm-2cm (sử dụng máy băm cỏ cho nhàn, nếu không có máy băm cỏ, dùng dao và thớt để băm)
Bước 2: Trộn đều nguyên liệu
Trộn đều cỏ đã băm với các nguyên liệu đã chuẩn bị như trên, chú ý, độ ẩm khoảng 40% là đẹp. Có thể kiểm tra độ ẩm nguyên liệu bằng nhiệt kế đo độ ẩm hoặc ước lượng độ ẩm bằng tay theo kinh nghiệm dân gian: Nắm nguyên liệu bằng tay, nếu giữ nguyên hình dạng là đạt. Nếu nguyên liệu chảy nước là quá ướt thì bổ sung thêm cám gạo/ngô. Nếu nắm mà nguyên liệu vỡ ra ngay là quá khô, cần bổ sung nước sạch vào để có độ ẩm thích hợp cho quá trình ủ.
Bước 3: Đóng túi ủ chua
Sau khi trộn đều nguyên liệu, lèn hỗn hợp nguyên liệu vào túi ủ, lèn chặt cho đẩy hết khí ra ngoài, sau đó buộc kín miệng túi tạo môi trường yếm khí cho vi sinh phát triển, liều lượng khoảng 30 – 50kg/túi.
Bước 4: Tiến hành ủ chua
Đặt các túi cỏ vào hố hoặc bể ủ để giữ ấm, có thể làm bể ủ bằng bạt. Mỗi ngày kiểm tra túi ủ, khi lên men, cỏ bắt đầu xẹp xuống, khí sinh ra căng phồng thì lại mở miệng nén khí ra ngoài rồi buộc lại. Khoảng 15 ngày sau có thể lấy cho gia súc ăn.
Hướng dẫn cho gia súc ăn cỏ ủ chua
Bước 5: Bảo quản cỏ đã ủ
Để bảo quản, bà con nên lưu ý những điểm sau đây:
– Để cỏ ủ chua ở nơi có mái che, râm mát
– Tránh ánh nắng trực tiếp
– Tránh mưa ngấm vào túi ủ chua, ảnh hưởng đến độ ẩm và độ đạt yêu cầu của cỏ ủ chua
– Đề phòng chuột, gián, các loài gặm nhấm cắn thủng túi ủ chua
– Sau những lần lấy cỏ u chua cho bò, dê… ăn, bà con cần buộc kỹ và chặt miệng túi tránh làm hỏng cỏ đã ủ, cũng như giúp bảo quản được lâu hơn.
Quá trình ủ chua cỏ voi thường diễn ra trong 15 đến 20 ngày sẽ thành phẩm. Khi đó, bà con có thể tiến hành lấy cỏ ủ chua cho gia súc ăn. Và cách cho động vật ăn như sau
-
Ngày đầu: cho ăn lượng nhỏ để cho gia súc quen dần
-
Ngày 2 – ngày 3: Tăng dần đều lượng cỏ ủ chua
-
Ngày 4: Cho ăn lượng cỏ ủ chua tối đa mà động vật có thể ăn
Lượng cỏ ủ chua cho gia súc cụ thể như sau:
-
Trâu, bò: 7 – 12 kg
-
Bê, nghé: 4 – 7 kg.
KỸ THUẬT Ủ CHUA CỎ DÙNG MEN VI SINH
Chuẩn bị
-
Cỏ voi (hoặc tận dụng thân cây lúa, ngô đã thu hoạch bắp, thân cây đậu, các loại cỏ hoang như cỏ ranh, lau, sậy, de, cỏ rác…): 120 kg.
-
-
cỏ sậy
-
Đạm đơn bào FML (men vi sinh): dưới 6kg tùy theo công thức riêng của mỗi trang trại. Lưu ý không bao giờ được sử dụng quá 6kg đạm với lượng cỏ voi như trên.
-
Cám gạo/Cám ngô: 1 – 2 kg
-
Muối ăn: 0,5 – 1 kg
-
Túi ủ chua: 3 – 4 chiếc
Cách Làm:
-
Bước 1: Xử lý nguyên liệu đã chuẩn bị
Trong kỹ thuật ủ chua, bà con lưu ý phải luôn băm nhỏ cỏ voi. Vì vậy, bà con có thể băm nhỏ cỏ voi thành những đoạn ngắn khoảng 2-5 cm bằng dao hoặc máy băm cỏ để tiết kiệm công sức và thời gian.
Ngoài ra, bà con cũng có thể tận dụng thêm những phụ phẩm nông nghiệp khác như rau, rơm rạ, thân ngô hay lạc… để ủ cùng làm thức ăn cho gia súc.
-
Bước 2: Tiến hành trộn nguyên liệu
Trộn đều cỏ đã băm với nguyên liệu: muối ăn, cám ngô/cám gạo và dịch đạm đơn bào FML theo khối lượng đã chuẩn bị.
Sau khi trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau, bà con kiểm tra độ ẩm, nếu đạt 40% thì đúng và đủ yêu cầu. Bà con có thể dùng nhiệt kế đo độ ẩm hoặc ước lượng bằng tay theo kinh nghiệm dân gian bằng cách nắm nguyên liệu bằng tay và thả ra
– Nếu giữ nguyên hình dạng thì đạt yêu cầu.
– Nếu chảy nước thì quá ướt, chưa đạt yêu cầu. Khi đó, bà con cần bổ sung thêm cỏ hoặc cám mì/cám gạo.
– Nếu vỡ ra thì quá khô. Khi đó, bà con cần thêm nước sạch để đảm bảo đạt độ ẩm yêu cầu.
-
Bước 3: Đóng túi ủ chua
Sau khi đã trộn đều nguyên liệu và đạt đủ độ ẩm yêu cầu, bà con cho tất cả nguyên liệu vào túi ủ chua, liều lượng khoảng 30 – 50kg/túi.
Cứ xếp khoảng 15 – 20cm thì nén chặt một lần để không khí thoát hết ra ngoài
Tiếp đến, phủ một lớp rơm khô khoảng 5cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua, vuốt hết không khí rồi buộc chặt miệng túi bằng dây cao su.
Sau 7 ngày khối ủ sẽ xẹp bớt xuống thì tiếp tục nén chặt thêm khối ủ, nén càng chặt, loại bỏ tối đa lượng không khí có trong túi thì chất lượng ủ chua sẽ đạt tốt nhất.
-
Bước 4: Tiến hành ủ chua
Khi đã đầy túi, bà con buộc thật chặt miệng túi để tạo điều kiện cho vi khuẩn yếm khí sinh trưởng tốt hơn trong quá trình ủ.
Trong quá trình ủ thì cỏ voi thì cỏ vẫn thả oxy/hô hấp nên túi sẽ bị đầy hơi và căng ra. Khi đó, bà con cần quan sát kỹ thường xuyên để xả khí và buộc chặt lại.
-
Bước 5: Bảo quản
Để bảo quản, bà con nên lưu ý những điểm sau đây:
– Để cỏ ủ chua ở nơi có mái che, râm mát
– Tránh ánh nắng trực tiếp
– Tránh mưa ngấm vào túi ủ chua, ảnh hưởng đến độ ẩm và độ đạt yêu cầu của cỏ ủ chua
– Đề phòng chuột, gián, các loài gặm nhấm cắn thủng túi ủ chua
– Sau những lần lấy cỏ u chua cho bò, dê… ăn, bà con cần buộc kỹ và chặt miệng túi tránh làm hỏng cỏ đã ủ, cũng như giúp bảo quản được lâu hơn.
Hướng dẫn cho gia súc ăn cỏ ủ chua
Quá trình ủ chua cỏ voi thường diễn ra trong 15 đến 20 ngày sẽ thành phẩm. Khi đó, bà con có thể tiến hành lấy cỏ ủ chua cho gia súc ăn. Và cách cho động vật ăn như sau
-
Ngày đầu: cho ăn lượng nhỏ để cho gia súc quen dần
-
Ngày 2 – ngày 3: Tăng dần đều lượng cỏ ủ chua
-
Ngày 4: Cho ăn lượng cỏ ủ chua tối đa mà động vật có thể ăn
Lượng cỏ ủ chua cho gia súc cụ thể như sau:
-
Trâu, bò: 7 – 12 kg
-
Bê, nghé: 4 – 7 kg.
Cỏ voi